Khổng Tử từng nói: “Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình”. Với những người đam mê lập trình cũng vậy, họ chấp nhận rẽ ngang hoặc học nâng cao để thỏa mãn tình yêu với những dòng code bất chấp tuổi tác, ngành nghề.
Đam mê không bao giờ tắt
Nguyễn Trung Nghĩa, chàng trai từng gây bão cộng đồng mạng khi xuất sắc giành suất học bổng toàn phần Lập trình viên Quốc tế ACCP trị giá 65 triệu với số điểm 39,75/45 điểm (dựa trên kết quả thi GMAT và tiếng Anh). Tuy nhiên, ít ai biết rằng Nghĩa từng thi ĐH Y dược nhưng không đủ điểm, sau đó chọn ngành Công nghệ thực phẩm tại một trường đại học ở TPHCM.
Nghĩa tâm sự, cậu nhận ra niềm đam mê với lập trình từ khi còn đang ngồi trên giảng đường. Tuy nhiên, khác với những bạn trẻ dám đi ngược chiều gió, rời bỏ môi trường đại học để đi theo tiếng gọi trái tim thì Nghĩa đã chọn hoàn thành chương trình đại học. Nghĩa hiểu rằng, tấm bằng đại học vẫn là mong ước của gia đình, nên đành trì hoãn ước mơ của bản thân.
Đến khi gần tốt nghiệp, Nghĩa quyết định dành thời gian cho đam mê lập trình bằng cách đăng ký chương trình Lập trình viên Quốc tế ACCP tại Aptech. Đây cũng là nơi Nghĩa được trải nghiệm thế nào là lập trình quốc tế chuyên nghiệp với giáo trình cập nhật, giảng viên giàu kinh nghiệm và nhất là tham gia những dự án thực tế, học hỏi kỹ năng quản lý dự án, làm việc nhóm, xử lý tình huống. Môi trường Aptech đã chinh phục chàng trai trẻ từ những ngày tìm hiểu về lập trình, nên Nghĩa khẳng định "nếu không nhận được học bổng thì mình vẫn theo học tại đây.”
Sau 2 năm học, đến ngày tốt nghiệp, Nghĩa tiếp tục khiến thầy cô, bạn học khâm phục khi trở thành Gương mặt tiêu biểu 2018 của trường. Thời điểm đó, Nghĩa đang giữ vị trí Full-Stack Developer tại Công ty Grab Việt Nam.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp, Nghĩa chia sẻ: “Aptech là một nơi đặc biệt với những đứa trẻ thích gõ code hơn ngồi đọc sách. Nơi mà những thử thách thực tế về lập trình, hay những kinh nghiệm cần thiết ở doanh nghiệp không còn lạ lẫm với chúng em nữa. Khi nhắc đến Aptech, nhà tuyển dụng không còn lo lắng vấn đề thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên - vốn vẫn luôn là vấn đề chung của sinh viên mới ra trường”.
42 tuổi vẫn chưa muộn để khám phá 4.0
Tuổi tác chỉ là những con số khi so sánh với đam mê khám phá sự phát triển như vũ bão công nghệ 4.0. Thầy Nguyễn Tiến Dũng - giáo viên Tiếng Anh tại trường THPT Xuân Mai, Hà Nội đã chứng minh điều này là đúng khi quyết tâm đi học lập trình PHP ở tuổi 42.
Ở tuổi ngoài tứ tuần, thầy Dũng đi học không phải vì mức lương ngàn đô hay những hào quang của nghề mà với tâm thế không muốn bị bỏ lại phía sau ở kỷ nguyên vạn vật kết nối. Thầy chia sẻ về mong muốn tạo một website cho trường để giúp các thầy cô nhập điểm hay quản lý học sinh cũng như lập một website học Tiếng Anh online của riêng minh.
“Tôi đã gắn bó với nghề giáo gần 20 năm nên đôi khi tư duy bị sa vào lối mòn do quen với cách làm việc từ xưa. Tôi thường hay lên các trang học tiếng Anh online để tìm tư liệu dạy học, có ngày tôi tự hỏi “Tại sao mình lại không tự tạo một website của riêng mình, phổ biến kiến thức cho mọi người theo phong cách của mình?” Vì vậy, tôi quyết định theo học khóa lập trình tại Aptech, vừa để thỏa mãn ước mơ, tạo điểm nhấn cho sự nghiệp, vừa để bắt kịp thời đại 4.0 đang thay đổi từng ngày", thầy Dũng chia sẻ
Nói về việc phải ngồi học chung với những bạn trẻ kém mình 10 - 20 tuổi, thầy Dũng không coi đây là khó khăn mà là cơ hội để thầy quay lại thời đi học, học cách nắm bắt tâm lý học sinh, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của mình. Với thầy, khó khăn thực sự chính là dám đi đến cùng với sự kiên trì để chinh phục ước mơ lập trình. Vì vậy, để quyết định chọn Aptech, thầy đã phải chuẩn bị rất nhiều về thời gian, tinh thần để học một cách nghiêm túc và biến đây trở thành bước ngoặt cho sự nghiệp của mình.
Thầy Dũng và Trung Nghĩa dù cách nhau 1 thế hệ nhưng giữa họ lại tồn tại điểm chung khi cùng chọn Aptech để theo đuổi đam mê lập trình. Học viên Aptech được trang bị kiến thức lập trình chuyên sâu với nhiều dự án thực tế, chú trọng thời gian thực hành (chiếm 70% thời lượng), không mất thời gian học môn đại cương. Đây chính là điểm cộng khiến các sinh viên đang theo học các trường đại học chính quy hay chính những người đi làm lựa chọn Aptech để thỏa mãn đam mê và mở rộng triển vọng nghề nghiệp tương lai.
Có mặt tại Việt Nam 2 thập kỷ, Aptech đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Việt Nam, cũng như tạo nền tảng sự nghiệp cho hàng trăm ngàn người. Với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, Aptech hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành dấu mốc trong con đường thành công của nhiều người hơn nữa nhờ những đột phá đi đầu trong chương trình học và công nghệ ứng dụng.